Truyền thuyết Nút thắt Gordian

Phrygia không có vua, nhưng một Nhà tiên triTelmissus (cố đô của Lycia) đã tiên đoán rằng người đàn ông tiếp theo lái xe bò vào thành phố sẽ trở thành vua của họ. Một nông dân tên là Gordias lái xe bò vào thị trấn và ngay lập tức được tuyên bố là vua.[lower-alpha 1]Để tỏ lòng biết ơn, con trai nuôi của ông là Midas đã hiến tặng chiếc xe bò[1] cho vị thần Phrygian Sabazios (người mà Người Hy Lạp đồng nhất với Thần Zeus) và buộc nó vào một cây cột bằng một nút thắt phức tạp bằng vỏ Cây ngô đồng (Cornus mas). Nút thắt sau đó được nhà sử học La Mã Quintus Curtius Rufus mô tả là bao gồm "một số nút thắt vướng chặt vào nhau đến mức không thể biết chúng được thắt như thế nào".[2]

Chiếc xe bò vẫn đứng trong cung điện của các vị vua trước đây của Phrygia tại Gordium vào Thế kỷ 4 TCN khi Alexandros đến, lúc đó Phrygia đã thành một tỉnh (satrapy) của Đế chế Achaemenes (Ba Tư) . Một nhà tiên tri đã tuyên đoán rằng bất kỳ người đàn ông nào có thể tháo gỡ những nút thắt phức tạp này sẽ được định sẵn trở thành người thống trị toàn châu Á[2]. Alexandros Đại đế muốn tháo gỡ nút thắt nhưng rất khó khăn. Sau đó, ông lý luận rằng nút thắt được tháo như thế nào cũng không có gì khác biệt, vì vậy ông rút kiếm ra và chém nó làm đôi chỉ bằng một nhát chém.[2] Lời giải của Alexandros làm Zeus thích thú đến nỗi cầm lưỡi tầm sét vung lên làm suốt cả đêm đó trời đầy giông bão, sấm chớp ầm ầm. Zeus đưa Alexanderos từ một basileus (quốc vương) thứ 14 thuộc nhà Argead của Vương quốc Macedonia lên tầm Đại đế làm chủ cả Lục địa Á-Âu.[3]

Các nguồn tin từ thời cổ đại đồng ý rằng Alexandros Đại đế đã phải đối mặt với thách thức về nút thắt, nhưng giải pháp của ông vẫn bị tranh cãi. Cả Plutarch và Arrian đều cho rằng, theo Aristobulus,[lower-alpha 2] Alexandros Đại đế kéo chiếc đinh ghim từ cây cột mà chiếc ách được buộc vào, để lộ hai đầu của sợi dây và cho phép ông tháo nút thắt mà không cần phải chém đứt nó.[4][2] Một số học giả cổ điển coi điều này hợp lý.[5] Các nguồn văn học của câu chuyện bao gồm Arrian (Anabasis Alexandri 2.3), Quintus Curtius (3.1.14), Justin's epitome of Pompeius Trogus (11.7.3), and Aelian's De Natura Animalium 13.1.[6]